Vải Satin là vải gì – Vải satin bao nhiêu 1 mét

5849 lượt xem phân biệt vải
Vải satin là vải gì bao nhiêu 1 mét

Tìm hiểu chi tiết về loại vải Satin

Được sử dụng phổ biến đã khiến vải Satin không còn xa lạ với nhiều người. Nhưng bạn đã thật sự hiểu rõ về loại vải đa màu sắc này chưa ? Đừng lo lắng, bài viết dưới đây In Vải Phượng Hoàng sẽ giải đáp tất tần tật về vải Satin là gì ? Ở đâu in vải statin giá rẻ tại tphcm ? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Vải Satin là gì ? Xuất xứ từ đâu

Vải Satin là loại vải được dệt chủ yếu từ những loại sợi không giới hạn về chiều dài như : Sợi tơ tằm, sợi viscose và sợi polyester. Bằng việc áp dụng kĩ thuật dệt hiện đại là dệt vân đoạn. Tạo sự đan kết giữa những sợi vải ngang và sợi vải dọc một cách khéo léo. Đã cho ra đời những tấm vải Satin có độ bóng bắt mắt và đầy màu sắc.

Xuất hiện vào khoảng 2000 năm trước vào thời kì trung cổ. Chúng thường chỉ được sử dụng trong giới quý tộc. Bởi giá thành quá cao vì được dệt 100% từ tơ tằm. Mãi đến khoảng thế kỉ thứ 16, vải Satin mới dần dần phổ biến và được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.

Vải satin là vải gì bao nhiêu 1 mét
Vải satin là vải gì bao nhiêu 1 mét

Những đặc tính nổi bật của vải Satin có thể bạn chưa biết

Bất kì loại vải nào cũng đều tồn tại những ưu điểm cũng như nhược điểm của riêng nó. Vải Satin cũng vậy, hãy cùng điểm qua vài đặc tính nổi bật sau đây nhé:

Ưu điểm của vải Satin

Đặc tính đầu tiên đã trở thành nét riêng của vải Satin đó chính là độ bóng bắt mắt. Tạo hiệu ứng thẩm mĩ tốt, nhận được thiện cảm từ người tiêu dùng.

Điểm cộng thứ hai của vải Satin đó chính là chất vải láng mịn. Tạo cảm giác dịu nhẹ cho người sử dụng. Đặc biệt vào mùa đông nếu sử dụng những sản phẩm từ vải Satin sẽ giúp bạn cảm thấy ấm áp hơn. Còn vào mùa hè sẽ khiến bạn dễ chịu, mát mẻ hơn.

Đặc tính cuối cùng không thể bỏ qua nếu nhắc đến những ưu điểm của vải Satin đó chính là sự đa dạng về màu sắc và hoa văn. Điều này góp phần không nhỏ ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng khi lựa chọn những sản phẩm từ vải Satin.

xem thêm : ruy băng vải satin là gì ?

Nhược điểm của vải Satin

Hạn chế đầu tiên phải kể đến của vải Satin đó là dễ bị rách, chất vải kém bền nếu giặt bằng máy giặt. Cuối cùng là rất khó trong việc giữ nếp vải, khó định hình để cắt may.

Vải Satin có mấy loại

Hiện nay vải Satin đã trở nên rất phổ biến, là một trong những loại vải được người tiêu dùng ưa chuộng. Nên việc sản xuất ra nhiều loại vải Satin khác nhau là điều cần thiết để phục vụ nhu cầu khách hàng. Cùng điểm qua các loại vải Satin trên thị trường hiện nay nhé!

Phân loại vải satin có mấy loại
Phân loại vải satin có mấy loại

Vải Satin Lụa là gì

Lụa Satin được dệt chủ yếu từ lụa tơ tằm nguyên chất, nên chất vải vô cùng mềm mại, mịn màng. Loại vải này có độ bóng và độ rũ nhất định, đặc biệt cả tấm vải trông vô cùng óng ả.

Bên cạnh đó, lụa Satin còn khiến người ta mê mẩn bởi trọng lượng vô cùng nhẹ. Những sản phẩm được làm từ lụa Satin luôn mang đến cho người dùng cảm giác rất thoải mái, dễ chịu. Đặc biệt không hề xuất hiện hiện tượng tĩnh điện vào mùa đông. Rất  thích hợp để may chăn, drap, gối, đệm.

Vải Chiffon Satin là gì

Chiffon Satin là kết quả của sự kết hợp nhiều loại chất liệu khác nhau như : Poly, Nylon, Satin… nên có đặc điểm là cực kì mỏng và vô cùng nhẹ, lại không nhăn. Gần như không hề co giãn, rất thích hợp để may áo dài hoặc các loại đầm váy dạ tiệc.

Cotton Satin (Cotton Satin Hàn Quốc)

Những sản phẩm được tạo ra từ Cotton Satin thường mang đến cảm giác thông thoáng cho người sử dụng. Bởi vì vải được dệt từ một lượng ít cotton nên khả năng hút ẩm khá cao.

Chất vải cotton Satin mềm mịn, láng bóng, đặc biệt hoàn toàn không bị nhăn cũng như không bị mất chất vải khi giặt. Quá trình sản xuất kiểm soát chất lượng khá nghiêm ngặt. Nên đảm bảo sản phẩm không hề chứa bất kì tạp chất nào có khả năng kích ứng da.

Các loại vải satin thường gặp
Các loại vải satin thường gặp

2 Lĩnh vực ứng dụng vải Satin mà bạn nên biết

Dùng vải Satin trong lĩnh vực may mặc

Sử dụng vải Satin để may các loại quần áo trong thể thao như :  áo khoác của cầu thủ bóng chày, quần short, hay váy cưới, đầm dạ hội, áo ngủ, áo sơ mi… bởi ưu điểm mỏng và vô cùng nhẹ của nó. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thấy những đôi giày múa ba lê, túi xách. Giày dép được làm từ vải Satin cũng được rất nhiều người sử dụng.

Dùng vải Satin trong sản xuất chăn drap gối đệm

Những bộ chăn drap gối đệm được làm bằng chất liệu lụa Satin là một trong những ưu tiên hàng đầu của khách hàng. Chính những ưu điểm tuyệt vời như mặt vải mịn màng tạo sự dịu nhẹ. Chất vải thông thoáng mang đến cảm giác dễ chịu thoải mái đã giúp vải Satin chiếm vị thế hàng đầu trong sự lựa chọn của khách hàng.

Song song với những đặc tính tuyệt vời từ chất vải là giá thành cực kì phù hợp. Hầu như gia đình nào cũng có thể sắm cho mình một bộ chăn drap gối đệm vừa ý.

xem thêm :  ruy băng satin vải là gì

Vải Satin có in được không

Vải satin nếu muốn in hình ảnh 3d, hoặc in cuộn nhiều màu sắt, chúng ta có thể sử dụng một số công nghệ in như in lụa, in lưới, in chuyển nhiệt để tạo hình ảnh trên vải

mực in bằng công nghệ in chuyển nhiệt được ưu tiên hơn trên vải satin so với các công nghệ in khác

4 Cách bảo quản vải Satin bạn không thể bỏ qua

Để vệ sinh những sản phẩm từ vải Satin, lời khuyên đúng đắn nhất đó chính là bạn nên giặt tay rồi phơi khô bằng gió tự nhiên. Chứ không nên giặt sấy bằng máy, sẽ làm giảm độ bền của vải.

Khi ủi vải Satin, để tránh làm hư hỏng mặt ngoài có độ bóng, bạn nên lật vào mặt trong để ủi. Như vậy sẽ giữ được chất vải như ban đầu. Lưu ý thêm là vải Satin không thể chịu được nhiệt độ cao. Nên hãy hạ mức nhiệt độ trên bàn ủi xuống mức nhỏ nhất nhé.

Trong lần giặt đầu tiên, bạn nên ngâm vải Satin vào nước lạnh thêm ít muối khoảng 2 giờ để tăng độ bền màu cho sản phẩm.

Không nên ngâm, giặt vải Satin với chất tẩy hoặc bột giặt có chất tẩy mạnh. Vì sẽ làm phá hủy sự liên kết của sợi vải, khiến sản phẩm nhanh hư hỏng.

Cách bảo quản đồ
Cách bảo quản đồ

Vải satin bao nhiêu 1 mét

Hiện nay theo in vải Phượng Hoàng được biết loại vải Satin Khổ 1,5 m được bán có giá 120.000. Đối với Set vải áo dài thường có giá 350.000.

Tin rằng những thông tin trên đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích về vải Satin. Chẳng hạn như vải Satin là gì, nguồn gốc xuất xứ như thế nào, ? Đặc điểm và cách bảo quản vải Satin sao cho hợp lí. Hãy tìm hiểu về vải Satin trước khi chọn sử dụng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *