• Trang chủ
  • Dịch Vụ
  • In chuyển nhiệt là gì – Những điều cần biết về hình thức in này

In chuyển nhiệt là gì – Những điều cần biết về hình thức in này

1590 lượt xem Dịch Vụ

Thời gian trước đây, in chuyển nhiệt chủ yếu được sử dụng trong việc in các mặt hàng mới lạ, chẳng hạn như áo polyester và áo phông. Nhưng ngày nay, in chuyển nhiệt đã đạt được tầm quan trọng và ưu ái đáng kể trong một số ngành công nghiệp, đặc biệt là trong ngành quà tặng với những sản phẩm được thiết kế riêng, nội dung, hình ảnh ý nghĩa, độc đáo trên ly, trên chai thủy tinh, ly sứ… Vậy in chuyển nhiệt là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé

In chuyển nhiệt là gì

In chuyển nhiệt là một công nghệ in kỹ thuật số. Trong công nghệ này có sự thăng hoa của các hạt mực, khi gặp nhiệt độ cao, các phần tử mực bay hơi bám và liên kết trên các chất liệu. Chúng ta cần sử dụng một loại mực in đặc biệt, thường gọi là (Mực in chuyển nhiệt) In lên giấy in chuyên dụng (Giấy in chuyển nhiệt hay còn gọi là giấy thuốc). Sau đó sử dụng một thiết bị ép chuyển nhiệt (gồm có: máy ép nhiệt trên ly, máy ép nhiệt trên dĩa, máy ép nhiệt trên mặt phẳng,…) để giúp chuyển những hình ảnh từ giấy in chuyên dụng được in ra từ máy in bám chặt vào vật liệu cần in.

Nói một cách đơn giản “in chuyển nhiệt” là cách thức in ấn hình ảnh theo nhu cầu lên các vật liệu cần in thông qua hình thức ép nhiệt.

(Ứng dụng phổ biến của phương pháp in chuyển nhiệt )

 

Giấy in chuyển nhiệt

Giấy in chuyển nhiệt hay còn gọi là giấy thuốc in chuyển nhiệt, đây là loại giấy có bề mặt được tẩm một loại hóa chất rất nhạy nhiệt. Một hỗn hợp rắn của loại thuốc nhuộm được phủ lên mặt giấy, hỗn hợp này được kết hợp của một LEUCO Fluoran thuốc nhuộm và Acid Ctadecylphosphonic. Khi bề mặt nóng lên trên điểm nóng chảy, thuốc nhuộm bắt đầu phản ứng làm chuyển màu giấy thuốc in chuyển nhiệt.

 

Các loại giấy in chuyển nhiệt phổ biến hiện nay:

  • Giấy in chuyển nhiệt thường: Đây là loại được sử dụng phổ biến nhất (còn gọi với cái tên giấy in màu). Nó được sử dụng khi in áo màu sáng, gạch men, đồ dùng bằng sứ, pha lê, thủy tinh, gỗ…
  • Giấy in nhiệt đậm: Đây là loại chuyên sử dụng để in các loại áo tối màu như đen, xanh đậm, nâu sẫm…
  • Giấy in chuyển nhiệt Sublimation: Đây là loại giấy cao cấp hơn so với loại giấy nhiệt thường. Khi in sẽ chuyển mực từ giấy qua nhiều hơn nên sẽ cho màu sắc đẹp và trung thực hơn. Hơn nữa, nó còn có thể in trên các loại áo 60% cotton.

• Giấy in chuyển nhiệt Jetpro: Loại này là loại giấy cao cấp hơn so với giấy in nhiệt đậm, chuyên dùng trên áo tối màu.  Một điều khiến nó thuộc vào phân dòng cao cấp hơn, đó chính là khi in có lớp cao su, giúp không bị bong hoặc bay màu.

Mực in chuyển nhiệt

Trong tất cả những yếu tố làm lên kỹ thuật in chuyển nhiệt thì mực in có vai trò cực kỳ quan trọng. Hiện tại trên thị trường có nhiều dòng mực khác nhau, phổ biến là các loại sau đây

3.1. Mực in chuyển nhiệt gốc nước

Mực in chuyển nhiệt gốc nước được chế tạo từ thành phần xenluloza chiết xuất từ vải sợi bông, đay, mây tre, gỗ, vải lụa, gai, chiếu cói, mực này có khả năng hòa tan vào nước ở nhiệt độ thường. Khi sử dụng mực in chuyển nhiệt gốc nước, người ta có thể để nó khô tự nhiên mà không cần tác động của các yếu tố nhiệt độ hay ánh sáng.

3.2. Mực in chuyển nhiệt gốc dầu

Mực in chuyển nhiệt gốc dầu là loại mực được chiết xuất từ dầu mỏ và qua các khâu xử lý trung gian để tạo ra nhiều dòng mực khác nhau như: mực UV, mực Plastisol và mực in Pigment UV

  • Mực in chuyển nhiệt UV: Là loại mực sau khi được in sẽ được làm khô bằng cách chiếu tia UV, mực này có khả năng bám dính tốt, phù hợp với nhiều loại chất liệu khác nhau.
  • Mực plastisol: Mực này khi in tạo lên những bề mặt in đẹp, bóng, độ bền cao.
  • Mực in Pigment UV

Đây là dòng mực in kháng nước gốc dầu được tăng cường thêm UV nhằm chống lại những tác động của môi trường mang lại những mầu sắc bền bỉ và chân thực.

3.3. Mực in Sublimation

Đây là loại mực chuyên để in áo thun sáng mầu, có khả năng thăng hoa rất tốt giúp các phần tử mực thẩm thấu và bám sâu vào bên trong vật liệu cần in. Mực sublimation giúp in ra sản phẩm có mầu sắc nét, sống động và có độ bền tuyệt vời.

Mỗi loại mực có tính năng khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng để chúng ta có  có lựa chọn phù hợp.

Thiết bị in chuyển nhiệt

4.1.  Máy tính: Có cài một số phần mềm đồ họa như Corel draw, hay Photoshop… để chỉnh sửa hình ảnh cũng như thiết file để in

4.2. Máy in: Để in chuyển nhiệt, chúng ta sử dụng dòng máy in phun màu EPSON.  Có thể sử dụng máy in 4 màu hoặc 6 màu. Khổ A3 hoặc A4, tùy theo yêu cầu sử dụng:

Một số dòng Model của Epson

  • Epson A4 sử dụng 6 màu mực thường sử dụng Máy in Epson L805với dòng này ưu điểm vận hành ổn định, không báo lỗi trong quá trình sử dụng, chất lượng hình ảnh đẹp sắc nét, màu sắc chuẩn.
  • Epson A4 sử dụng 4 màu mực: Máy in Epson L1110 ưu điểm nhỏ gọn chạy ổn định.
  • Epson A3 thường sử dụng Máy in Epson L1800, Máy in Epson L1300…

4.3. Máy ép chuyển nhiệt

Công dụng để ép các sản phẩm in lên các chất liệu như: áo, gạch men, gốm sứ…. Có thể lựa chọn các khổ 38×38, 40×60, 60×80… hoặc máy ép cốc, máy ép chuyển nhiệt 3D in ốp điện thoại…

Một số loại máy ép nhiệt trên thị trường

Máy ép phẳng (còn được gọi là máy ép áo, máy in hình lên áo thun) 

(Sản phẩm in chuyển nhiệt lên gam màu tối)
(dòng máy ép phẳng con ngao)

Máy ép cốc 

Có một vài dòng máy ép cốc như là: máy ép cốc bằng cơ, máy ép cốc bằng điện, máy ép cốc thủy lưc …, song thông dụng nhất vẫn là máy ép cốc bằng cơ vì nó rẻ và vẫn đảm bảo chất lượng in.

(dòng máy ép cốc bằng cơ)

(Máy ép cốc nhiều cốc – dòng máy ép cốc bằng cơ)

Máy ép đa năng

Máy ép đa năng là loại máy ép chuyển nhiệt kết hợp nhiều tính năng của các loại máy khác nhau như máy ép phẳng, ép cốc, ép đĩa, ép mũ. 

 

Máy ép đa năng

 

Ưu nhược điểm của in chuyển nhiệt

5.1. Ưu điểm

  • Thao tác in ấn để ra sản phẩm không quá phức tạp, người thực hiện quy trình không tốn nhiều thời gian và công sức
  • Có thể in dễ dàng được hình ảnh lên vải và có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau, như giấy, vải nhựa, thủy tinh, sứ,…Đồng thời in được cả trên chất liệu có gam màu sáng hoặc tối (một số kỹ thuật in khác chỉ phù hợp với in trên vải sáng màu)
  • Hình ảnh in trung thực và sắc nét, rõ ràng. Độ bền của hình in rất cao, thoải mái giặt giũ mà không sợ bị lem mực
  • Khách hàng có thể yêu cầu in những họa tiết, hình ảnh mà mình mong muốn.
  • Linh động trong thiết kế, in được bất cứ vùng nào trên chất liệu cần in.

5.2. Nhược điểm

Thích hợp với in số lượng ít, chi phí cao hơn so với kĩ thuật in khác. Vì thế nếu in số lượng nhiều, đòi hỏi mô hình phải được đầu tư bài bản và cần một lượng tài chính tương đối lớn để cạnh tranh được về giá so với các kiểu in khác hiện nay.

Quy trình in chuyển nhiệt

6.1. Quy trình in chuyển nhiệt lên gam màu tối

Bước 1: Tạo hình ảnh, nội dung cần in trên máy tính với phần mềm vector Corel Draw hoặc Adobe Illustrator. Không phải đảo ngược hình. (Cần chỉnh kích thước để phù hợp và cân đối với vị trí sẽ in hình lên vật phẩm)

Bước 2: Tạo viền cắt (Trong chuyên môn gọi là tạo Boong, Registration Mark).

Bước 3: Tách File viền cắt bế ra ngoài.

Bước 4: Đưa File hình ảnh có tạo Boong 4 góc đi in với Máy In Màu Epson dùng Mực Pigment UV (Mực dầu) và Giấy in chuyển nhiệt 3G-Jet

Bước 5: Đưa Giấy 3G JET đã in vào Máy Cắt Bế Decal như Mimaki SRIII, Máy Cắt Bế Decal ART 360, Máy Cắt Decal LH72,… sử dụng File tạo viền, cắt bế tạo từ đầu.

Bước 6: Cắt bế xong, lột bỏ nền và bóc phần hình ảnh đặt lên vật phẩm. Nếu hình ảnh bố cục phức tạp với các nét cắt rời, hãy sử dụng decal định hình để lột nguyên tảng mà không làm vỡ bố cục.

Bước 7: Mở máy ép nhiệt phẳng ở nhiệt độ tiêu chuẩn là 175°C trong thời gian 15-20 giây cho máy nóng lên. Nếu chất liệu không chịu nhiệt được cao, có thể giảm còn 160°C.

Bước 8: Đặt mặt phải giấy chuyển nhiệt lên vị trí trên vật phẩm cần in và căn chỉnh bề mặt in bằng phẳng để hình in không bị sai lệch.

Bước 9: Đẩy mâm ép xuống , với từng vật liệu khác nhau thì thời gian cần in ép nhiệt sẽ khác nhau, người dùng dễ dàng thao tác điều chỉnh thời gian – nhiệt độ của máy thông qua nút trên bảng điều khiển.

Bước 10: Nhấc mâm ép lên và lấy sản phẩm ra.

(Sản phẩm in chuyển nhiệt lên gam màu tối)

6.2.In chuyển nhiệt trên gam màu sáng

Bước 1: Tạo hình ảnh, nội dung cần in trên máy tính với phần mềm vector Corel Draw hoặc Adobe Illustrator. Tùy kích thước của vật liệu in để điều chỉnh sao cho phù hợp, lưu ý trước khi in phải đảo ngược hình ảnh (Mirror Image) để khi in hình lên vật phẩm được chính xác.

Bước 2: Dùng máy in phun màu Epson gắn mực nhiệt để in hình ảnh (hình ảnh được lật ngược trên máy tính) lên giấy in chuyển nhiệt thường hoặc giấy in chuyển nhiệt Sublimation

Bước 3: Khởi động máy ép nhiệt phẳng đủ thời gian để máy nóng lên, chuẩn bị cho các công đoạn tiếp theo

Bước 4: Đặt vật phẩm cần in (có bề mặt phẳng) ngay ngắn lên mâm dưới máy ép nhiệt và điều chỉnh các góc để bản in được thẳng và chuẩn nét nhất. Sau đó, áp giấy in chuyển nhiệt đã in hình ảnh lên bề mặt vật phẩm (Lưu ý: Bạn đặt mặt có in hình ảnh trên giấy in chuyển nhiệt hướng vào bề mặt vật phẩm cần được in).

Bước 5: Và tiếp đến ép chặt mâm trên xuống, với từng vật liệu khác nhau thì thời gian cần in ép nhiệt sẽ khác nhau, người dùng dễ dàng thao tác điều chỉnh thời gian – nhiệt độ của máy thông qua nút trên bảng điều khiển. Khi đủ thời gian ép, máy ép nhiệt sẽ vang lên và chúng ta nâng mâm ép phía trên lên để đưa sản phẩm ra bên ngoài.

Bước 6: Nhấc mâm ép lên và lấy sản phẩm ra. Lột tờ giấy trên sản phẩm ra là bạn đã có ngay một sản phẩm được in chuyển nhiệt hoàn chỉnh với màu in bám đều, đường nét tinh tế và bản in sống động

Lưu ý, nếu vật phẩm là Ly (cốc) bước 1, 2, 3 tương tự như trên sau đó thực hiện các bước sau:

Bước 4: Cắt hình ảnh mới in vừa với khuôn của thân ly và dùng băng keo chịu nhiệt dán cố định tờ giấy lên ly.

Bước 5: Khi máy đã lên đủ nhiệt thì đưa ly vào máy ép rồi dập cần tay cho khuôn ôm sát vào ly và nhấn nút cho máy tự động (cài đặt nhiệt độ, thời gian phù hợp)

Bước 6: Khi máy báo hết thời gian ép sẽ vang lên bằng tiếng chuông, lúc đó bạn mở tay cầm để lấy ly ra rồi xé bỏ lớp giấy in bên ngoài (Chú ý: Khi lấy ly ra khỏi máy ép, bạn nên cầm phần quai ly và nhớ không được chạm vào phần thân ly kẻo bỏng tay).

 

(Sản phẩm in chuyển nhiệt lên gam màu sáng)

Hướng dẫn in chuyển nhiệt trên vải tại in vải phượng hoàng

Ép chuyển nhiệt cuộn cho vải

Sản phẩm được tạo ra từ công nghệ in vải chuyển nhiệt

hình ảnh : vải áo dài

hình ảnh : vải được in chuyển nhiệt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *